Tế bào gốc và ứng dụng công nghệ tế bào gốc

Tế bào gốc và ứng dụng công nghệ tế bào gốc

I-Khái niệm:
Tế bào gốc là tế bào có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do già và chết tự nhiên hay do chấn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong cơ thể các tế bào gốc được cất giữ tại các vị trí đặc biệt được gọi là “ổ” tế bào gốc (“stem cell niche”). Ổ tế bào gốc nằm rải rác ở khắp các mô và cơ quan trong cơ thể. Từ đây, các tế bào cứ đều đặn (hoặc tăng tốc độ khi có nhu cầu như sau nhiễm trùng hay chấn thương) tăng sinh và biệt hoá, cung cấp nguồn tế bào mới để tái tạo mô và giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng. Quá trình liền vết thương và phục hồi các thoái hoá/tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể có nhiều cơ chế phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là tái lập lại các mô đã bị thoái hoá/tổn thương. Chính các tế bào gốc là lực lượng dự trữ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó. Ở các cơ thể còn trẻ, khỏe thì lượng tế bào gốc còn phong phú nên khả năng liền vết thương mạnh. Với các cơ thể già và yếu thì lượng tế bào gốc cũng suy yếu nên không còn khả năng tự tái tạo dẫn đến các biểu hiện của tuổi già, suy các cơ quan hoặc không liền vết thương. Vì thế điều trị bằng tế bào gốc chính là để bổ sung nguồn tế bào non trẻ, có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô cơ quan bị tổn thương hay mất chức năng.

II-Phân loại:

 

1-Phân loại theo nguồn gốc:

Tế bào gốc hiện nay có 4 nguồn gốc với 4 dạng như sau

-Tế bào gốc phôi lấy trực tiếp từ phôi thai trong giai đoạn phôi bào tức là hợp tứ sau 6-7 ngày đã thụ tinh.

-Tế bào gốc thai lấy từ tế bào gốc đa năng của mô bào thai bị hủy do phá thai.

-Tế bào gốc từ dây rốn tức từ màng dây rốn và máu dây rốn của thai nhi sau khi sinh ra.

-Tế bào gốc từ người trưởng thành lấy từ các mô trưởng thành của người trưởng thành.

Các tế bào gốc có thể lấy ra từ phôi, thai, dịch ối, dây rốn, nhau thai, các mô khác nhau của người sau khi sinh cho đến người trưởng thành. Dựa vào nguồn mô lấy ra để phân lập so với giai đoạn phát triển phôi thai và cơ thể người ta chia các tế bào gốc thành các loại sau:

-Tế bào gốc phôi (embryonic stem cells): là các tế bào gốc được lấy từ khối tế bào bên trong của phôi nang 4-7 ngày tuổi. Đây là các tế bào chưa biệt hoá, có tính vạn tiềm năng, có thể phát triển thành gần như bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể.

-Tế bào gốc thai (foetal stem cells): là các tế bào gốc được phân lập từ tổ chức thai sau nạo phá thai. Đây là các tế bào vạn tiềm năng hoặc đa tiềm năng, tức là chúng có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau của các mô và cơ quan.

-Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cells): là các tế bào đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng phân lập từ cơ thể trẻ sơ sinh, dây rốn, và từ nhau thai.

-Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells): là các tế bào chưa biệt hoá, được tìm thấy số lượng ít trong các mô của người trưởng thành (tủy xương, máu ngoại vi, mô não, mô da, mô cơ...), được cho là có tính đa tiềm năng.

-Tế bào gốc giống tế bào gốc phôi (embryonic like stem cell) hay tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng (induced plutipotent stem cell) là những tế bào được tạo ra bằng cách cảm ứng các tế bào đã biệt hoá của cơ thể trở lại trạng thái giống như tế bào gốc phôi.

Trong số các nguồn cung cấp tế bào gốc kể trên, việc lấy tế bào gốc từ phôi, thai, dịch ối trước sinh có liên quan đến hủy phôi, nạo phá thai, can thiệp chọc dịch ối trước sinh là những việc làm có liên quan đến các lo ngại về đạo đức và ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi; Việc lấy tế bào gốc từ các mô ở người trưởng thành như tủy xương, máu ngoại vi, nang lông… có những khó khăn về kỹ thuật và hạn chế về số lượng tế bào cũng như chất lượng tế bào gốc vì chúng tương đối “già” hơn so với các tế bào gốc lấy từ phôi và thai.

 

2-Phân loại theo chức năng:

Tế bào gốc có 2 loại : tế bào gốc toàn năng và tế bào gốc đa năng :

TBG toàn năng : có khả năng tạo ra tất cả các loại TB chuyên biệt khác nhau, có khả băng tạo ra một cơ thể riêng biệt.

TBG đa năng : có khả năng tạo ra  hầu hết các tế bào chuyên biệt của cơ thể nhưng không thê tạo ra một cơ thể. Đây chính là loại tế bào gốc được ứng dụng trong nhiều ngành về y học và thẩm mỹ.

 

III-Chức năng của tế bào gốc :

Đặc tính của tế bào gốc là khả năng phân chia không giới hạn, khả năng tự tái tạo trong khoảng thời gian dài không bị biệt hóa và có thể phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt khi ở điều kiện thích hợp.

-Tế bào gốc có thể biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau của cơ thể.

-Tế bào gốc  hoạt động như  một hệ thống sửa chữa, tái tạo bằng cách phân chia không giới hạn để bổ sung các dạng tế bào khác nhau.

- Tế bào gốc khi phân chia sẽ tạo ra tế bào tương tự nó hoặc tế bào chuyên biệt có chức năng của một cơ quan trong cơ thể.

- Hầu hết sửa chữa mô trong cơ thể người là do kích hoạt hệ thống tế bào gốc. Nhờ vậy mà từ tế bào gốc người ta có thể tạo ra nhiều dòng tế bào khác nhau chứa trong các sản phẩm với ứng dụng đạt hiệu quả trong chữa bệnh và thẩm mỹ.

 

III-Công nghệ tế bào gốc:
Là công nghệ nghiên cứu tìm kiếm, duy trì và khai thác các ứng dụng của tế bào gốc.

Công nghệ tế bào gốc là ngành công nghệ nghiên cứu về tế bào gốc và những ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Một trong những khả năng kỳ diệu của cơ thể là khả năng tái tạo hay tái sinh.

Tế bào gốc trong cơ thể làm việc  như một hệ thống sửa chữa, tái tạo bằng cách phân chia thành các tế bào chuyên biệt để bổ sung các dạng tế bào có những chức năng tương ứng cho các tế bào hư, bệnh, giảm chức năng hay mất chức năng cần được thay thế.

Công nghệ Tế bào gốc tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tốt nhất, nuôi cấy, nhân rộng ra và tác động theo một cách khoa học để có thể biệt hoá thành những dòng tế bào khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, và chống lão hoá.
Công nghệ tế bào gốc gồm có 3 nhóm công việc chính là:

-Tạo nguồn tế bào gốc: tìm kiếm các nguồn cung cấp tế bào gốc, tách chiết và duy trì các tế bào gốc trong các ngân hàng hoặc phòng thí nghiệm để có nguồn tế bào gốc thường trực sử dụng cho nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.

-Biệt hoá tế bào gốc: các tế bào gốc là các tế bào còn non trẻ chưa có cấu trúc và chức năng chuyên biệt như các tế bào đã biệt hoá. Biệt hoá tế bào gốc chính là biến đổi các tế bào gốc từ chỗ chưa có cấu trúc và chức năng chuyên biệt thành tế bào có cấu trúc và chức năng chuyên biệt như tế bào xương, tế bào da, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào thần kinh...

-Ứng dụng tế bào gốc: là công việc sử dụng tế bào gốc vào các mục đích khác nhau như nghiên cứu các cơ chế sinh lý và bệnh lý của cơ thể, nghiên cứu phát triển thuốc và các biện pháp điều trị mới.

 

IV-Tế bào gốc & Ứng dụng trong điều trị thẩm mỹ.

- Tế bào gốc là tế bào mầm hay tế bào nền móng mà từ đó các loại tế bào của cơ thể con người được tạo ra .

Mọi tế bào trong cơ thể người đều được tạo ra từ tế bào nền móng của hợp tử tức trứng đã thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn bào. Vậy hợp tử là một loại tế bào gốc có khả năng tạo ra tất cả các loại tế bào khác, gọi là tế bào gốc toàn năng.

Tế bào gốc tạo ra hơn 250 loại tế bào khác nhau của cơ thể. Do đó tế bào gốc có khả năng không giới hạn trong việc tạo ra các tế bào chuyên biệt để đảm trách các chức năng khác nhau của cơ thể như tế bào máu, tế bào da, tế bào thần kinh… Đó chính là khả năng kỳ diệu của tế bào gốc, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới trong y học nhằm hướng tới nghiên cứu các ứng dụng trị liệu thay thếsửa chữa những tổn thương tế bào do bệnh lý hay lão suy.

Đặc tính của tế bào gốc là khả năng phân chia không giới hạn, khả năng tự tái tạo trong khoảng thời gian dài không bị biệt hóa và có thể phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt khi ở điều kiện thích hợp.

Công nghệ Tế bào gốc đặc biệt được sử dụng thành công trong các ứng dụng về da: điều trị các tổn thương da như bỏng ; các bệnh lý da và chăm sóc da thẩm mỹ; hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.Các loại sản phẩm của công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ :

- Sản phẩm có là dung dịch nuôi cấy tế bào, khi thẩm thấu vào da sẽ cung cấp chất bổ dưỡng cho tế bào gốc da. Tế bào gốc da sẽ khoẻ và mạnh, sinh ra những tế bào mới khỏe mạnh mang theo các đặc tính sinh học của da sẽ được cải thiện.

- Sản phẩm là dung dịch nuôi cấy chứa tế bào gốc đa năng khi đi vào da tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào thượng bì hay trung bì phát triển dồi dào giúp cho sự thay mới, làm trẻ hóa da hay thay những tế bào hư hại bằng những tế bào trẻ khỏe với chức năng đầy đủ và vững mạnh.

Sản phẩm từ tế bào gốc dùng trong mục đích chống lão hóa, làm mờ vết nhăn tốt hơn các sản phẩm cùng loại.

Sản phẩm có ưu điểm là ít phản ứng phụ , không bị đào thải,  duy trì được tác dụng lâu hơn 8-12 tháng.

Tác dụng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu da thẩm mỹ

- Làm mạnh mẽ hơn lên những tế bào gốc trưởng thành ở da

- Nhờ đó sinh ra nhiều những tế bào mới khỏe mạnh thay thế tế bào già cỗi hay hư tổn

- Làm da mịn, có nhiều độ ẩm nên mượt mà trẻ trung

- Làm da nhạy cảm được cải thiện rõ rệt tình trạng sẩn, viêm, đỏ da

- Làm các vết nhăn gãy sâu mờ nhạt

- Làm trắng da

- Làm lành da, liền sẹo, đầy sẹo lõm

- Làm mụn trong giai đoạn nặng hồi phục nhanh

- Làm da lão hóa-dày sừng-cằn cỗi trở nên mịn , mượt và tươi sáng.

- Làm da săn trẻ, giảm đi sự lỏng lẻo.

Công nghệ tế bào gốc mở ra một hứa hẹn có thể chữa được bá bịnh do tác động thay thế hay sửa chữa những  tế bào cơ thể ngưng hoạt động hay không làm việc theo đúng như chức năng của chúng, hoặc do bởi các mô cơ thể bị hủy hoại

Trực tuyến

Đang có 3083 khách và không thành viên đang online

Bạn đang ở: Home Công nghệ tế bào gốc