Những bệnh về bài tiết mồ hôi
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bệnh da do rối loạn chuyển hóa nhiễm độc
- Được đăng ngày 22 Tháng ba 2013
- Viết bởi Bac Si Huynh Quang
- Lượt xem: 6181
Trên mặt da toàn cơ thể có chừng 2- 5 triệu tuyến mồ hôi. Ngoài nhiệm vụ tham gia điều hoà thân nhiệt, mồ hôi còn có nhiệm vụ thải trừ các chất cặn bã, độc hại, chủ yếu là urê. ở đây, da có vai trò hỗ trợ cho thận.
Thành phần của mồ hôi:
Nước 98 - 99%. Chất hữu cơ 0, 6%. Muối 0, 5%.
Sunfat, phốt phat: vết. Mồ hôi có tỷ trọng 1,001-1,008, có tính chất acid, độ pH 5-6 và mồ hôi do oi bức acid hơn mồ hôi do lao động. Mồ hôi giữ ẩm cho da được mịn màng mềm mại. Thành phần các chất trong mồ hôi phức tạp và thay đổi tùy loại mồ hôi, tùy nguyên nhân gây đổ mồ hôi -lao động nặng hay khi trời oi bức. Nói chung nó bao gồm nước 98-99%, còn lại 1-2% là urat, acid lactic, muối vô cơ…
Các tuyến bài tiết mồ hôi: Mồ hôi được sản sinh từ các tuyến mồ hôi của cơ thể. Có đến 2- 5 triệu tuyến mồ hôi, trong đó khoảng 1,5-3 triệu là tuyến mồ hôi thông thường hay ngoại tiết (eccrine sweat glands) và số còn lại là các tuyến mồ hôi dầu hay tuyến đầu tiết (apocrine glands – endocrine glands).Cấu trúc của tuyến mồ hôi gồm có hai phần - Phần cuộn thành 1 khối hình cầu, bên trong có mao mạch xen lẫn những nhánh dây thần kinh thực vật, nằm sâu ở lớp bì của da.
- Phần ống tiết gồm 2 đoạn: đoạn trung gian thẳng và đoạn xoắn ốc xuyên qua lớp sừng mở ra mặt da bằng lỗ tiết để đào thải mồ hôi ra ngoài.Các tuyến mồ hôi được chi phối bởi sợi cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Chức năng cơ bản của chúng là bài tiết mồ hôi - một chất dịch trong, không mùi, có chức năng điều hòa thân nhiệt - mà tốc độ bài tiết chịu ảnh hưởng của các kích thích xúc cảm và vị giác. Toàn bộ tuyến mồ hôi của cơ thể mỗi ngày có thể tiết ra 500-700 ml dịch, tùy thuộc vào thời tiết, trạng thái hoạt động hay nghỉ ngơi... Tuyến mồ hôi ngoại tiết, là nguyên nhân biểu hiện của tăng tiết mồ hôi khu trú, nằm rải rác khắp nơi trên cơ thể ngoại trừ vùng niêm mạc. Chúng tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, trán, da đầu, lòng bàn tay, gò má, quanh bụng, lưng. Loại tuyến này có chức năng làm mát cơ thể, khi cơ thể nóng bức, mồ hôi sẽ được tiết ra và bay hơi làm hạ nhiệt độ cơ thể. Trong thành phần của nó có nước, và các chất điện giải . Tuyến mồ hôi dầu hay đầu tiết chỉ có ở nách, quanh núm vú, quanh rốn, ống tai ngoài, vùng niệu- sinh dục, bắt đầu tăng tiết từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ, giảm tiết khi về già. Miệng ống đổ vào phần trên của tuyến bã rồi ra ngoài, mồ hôi tiết ra đặc hơn. Chức năng của tuyến mồ hôi dầu ở người chưa rõ ràng. Ở động vật có vú nó có hai chức năng: thứ nhất một số động vật tiết ra mùi để xua đuổi các loài khác, thứ hai tiết ra các mùi đặc biệt để hấp dẫn bạn tình.Ví dụ: con cầy hương. Trong thành phần mồ hôi dầu của người có các hợp chất amoniac, acid béo chưa no... và bản thân các chất này khi vừa mới ra khỏi ống tuyến chưa có mùi hôi.Các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân huỷ các acid béo tạo ra mùi rất khó ngửi và được gọi là hôi nách, hôi vùng cơ quan sinh dục.Các tuyến mồ hôi loại này không có liên hệ đến tăng tiết mồ hôi khu trú và chức năng của chúng được điều hòa bởi các tiến trình nội tiết. Cũng có những tuyến mồ hôi hỗn hợp gọi là tuyến đầu-ngoại tiết (apo-eccrine glands), chủ yếu được tìm thấy ở nách và vùng quanh hậu môn. Vai trò của chúng trong sinh lý bệnh của tăng tiết mồ hôi khu trú hiện chưa rõ, dù vậy trên một số người, chúng chiếm đến 45% số tuyến mồ hôi được tìm thấy trong vùng nách.
Các yếu tố kích thích sự bài tiết mồ hôi
Do nhiệt độ:
Có liên quan đến số lượng tuyến mồ hôi bị kích thích và sự gia tăng kích thước của mỗi tuyến. Thân mình chiếm 50% lượng mồ hôi bài tiết bởi nhiệt, chi dưới chiếm 25%, và 25% còn lại là do chi trên và đầu. Một số vùng đặc biệt tuyến mồ hôi hoạt động rất mạnh như : trán, lưng và giữa ngực. Do đó, thân mình tham gia trước tiên vào sự đáp ứng bài tiết mồ hôi do nhiệt
Do tâm lý:
Chỉ xuất hiện khi bị stress do cảm xúc, còn gọi là “lạnh toát mồ hôi”. Sư bài tiết mồ hôi này có nguồn gốc trung ương, xảy ra rất nhanh (dưới 20 giây), liên quan đến sự co thắt của các tuyến bài tiết mồ hôi. Vị trí xuất hiện cũng rất đặc biệt, thường là lòng bàn tay, háng, nách. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường cao trên 310C thì có thể toát mồ hôi khắp người.
Do vị giác:
Tthường xảy ra ở người bình thường khi ăn ớt cay. Mồ hôi đầu tiên bài tiết ở mặt, lan ra cổ, đôi lúc lan đến phần trên thân mình, phụ thuộc vào cung phản xạ tủy.Ở một số người có thể không có mồ hôi, là hiện tượng tuyến mồ hôi tiết ra ít hoặc cơ thể không sinh ra mồ hôi. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như vảy cá, khô da, xơ cứng bì, bệnh phong... hoặc dị ứng thuốc (như các thuốc ngăn cản thần kinh giao cảm).
Một số biểu hiện bất thường của mồ hôi:
Mồ hôi tay:
Đây là chứng tăng tiết mồ hôi do cảm xúc, thường thấy trong mùa hè. Bàn tay, bàn chân bệnh nhân rất ướt, chân dễ nặng mùi.Bệnh trầm trọng lên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui - buồn đột ngột. Người bệnh thường lo lắng bồn chồn, dễ bị sang chấn tinh thần, mất bình tĩnh.Thường do rối lọan điều hòa hệ thần kinh thực vật, thể chất hao tổn hoặc do quá căng thẳng. Có thể thứ phát sau những tổn thương thần kinh trung ương, ngoại vi hay cục bộ hoặc có thể là một bệnh của cương giáp trạng. Bệnh tăng tiết mồ hôi cũng có thể là tiên phát, xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ khu trú ở hai bàn tay, bàn chân, hai nách, người ta coi bệnh này là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi.Điều trị tăng tiết mồ hôi bằng Botulinum toxin :Botulinum toxin do cơ chế tác dụng ngăn chặn sự giải phóng Acetylcholine tại các synap thần kinh của tuyến mồ hôi nên là một phương pháp hiệu quả để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi.
Các trường hợp tăng tiết mồ hôi bàn tay, bànchân và nách có thể được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối, tác dụng tốt. Thuốc aluminum chloride cũng có thể được đưa vào cơ thể bằng phương pháp điện chuyển ion. Các hạt điện tích của thuốc được đưa vào sâu qua da. Dung dịch nhôm cloruahay Kali-Permanganat hoặc formon hay bột khô có tính chất làm khô da hay hút nước, tác dụng thường chỉ mang tính tạm thời. Ngoài ra có thể dùng các thuốc an thần, tâm lý liệu pháp hay châm cứu.
Các thuốc kháng cholinergic như Pro-banthine hoặc Glycopyrrolate cũng có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ.
Khi tất cả các phương pháp trên thất bại, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực, hoặc tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch. giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. Đối với tăng tiết mồ hôi ở nách kèm hôi nách, phẫu thuật là phương pháp ưu việt.
Điều trị ngoại khoa:Cắt bỏ hạch giao cảm ngực trên thứ 2 hoặc cả thứ 3. Phương pháp điều trị này có thể cho kết quả lâu dài nhưng chỉ có khả năng làm khô được 2 cánh tay, bàn tay còn ở chân thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong điều trị, chủ yếu vẫn dùng phương pháp thoa tại chỗ.
Một số phương pháp hay áp dụng:
- Cắt hạch giao cảm bằng ống soi trong màng phổi.
- Cắt hạch giao cảm bằng đốt điện hạch qua da.
- Hủy hạch giao cảm ngực trên bằng tiêm huyết thanh nóng qua da vào chuỗi hạch giao cảm....
Việc tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách cũng giảm tiết mồ hôi rất tốt, nhưng lại gây yếu cơ khi cầm nắm. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng, giá thành cao. Ở điều kiện Việt Nam, chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Để điều trị tăng tiết mồ hôi, pha loãng 100 UI botox với 5cc dung dịch để tạo thành dung dịch có 2 UI botox/ 0.1cc hoặc pha 5000 UI Myobloc với 2.1cc dung dịch để có 200 UI Myobloc/0.1cc. Sử dụng syringe loại 1cc với kim 30 và tiêm vào dưới da (khoảng 3mm) mỗi vị trí khoảng 0.05cc. Đối với lòng bàn tay, bàn chân tiêm với mật độ khoảng 0.05cc/1cm2. Có thể xác định vùng tăng tiết mồ hôi để tiêm bằng cách bôi dung dịch Iod và hồ tinh bột lên, vùng nào chuyển thành màu xanh đen là có tăng tiết mồ hôi. Các ngón và đầu ngón cũng cần tiêm để tránh hiện tượng tăng tiết bù.
Mồ hôi trộm
Là mồ hôi ra lúc ta ngủ say; khi tỉnh dậy, ta có cảm giác mồ hôi không ra nữa. Đông y cho rằng hiện tượng này là do âm hư, thường gặp trong bệnh lao hạch (với triệu chứng mệt mỏi, ho, ăn kém, đau ngực, kinh nguyệt không đều, sốt về chiều, da xanh, thiếu máu). Độc tố của trực khuẩn lao khiến cho thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức, gây mồ hôi trộm. Những trẻ ra mồ hôi trộm thường không khỏe, vì mồ hôi ra nhiều và thường xuyên làm cơ thể mất một số nước và muối. Sự mất mát này nếu kéo dài sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe các em. Ở trẻ còi xương, ngoài hiện tượng ra mồ hôi trộm trẻ còn chậm mọc răng, chậm biết đi, thóp rộng, rụng tóc sau gáy, thiếu máu... ở trẻ lao sơ nhiễm, thường kèm theo sút cân, kém ăn, kém ngủ...
Ngoài ra, hiện tượng này còn xuất hiện trong những bệnh nhân sau mổ, phụ nữ sau khi nạo thai (do mất máu), cơ thể hư suy và công năng thần kinh thực vật nhất thời bị rối loạn. Tuy nhiên, đây là các hiện tượng sinh lý bình thường.
Trị chứng mồ hôi trộm
Ðối với những trẻ không có bệnh tật gì mà vẫn ra mồ hôi trộm, chúng ta có thể giải quyết như sau:
Thường xuyên giữ cho cơ thể trẻ mát mẻ, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, đêm ngủ trong phòng thoáng mát.
Trong nhân dân ta có nhiều phương thuốc chữa mồ hôi trộm có kết quả tốt. Có thể dùng phương thuốc sau:
Thuốc chữa ngoài: Ngũ bội tử 20g.
Cách dùng: Tán ngũ bội tử thật nhỏ, dùng nước đun sôi để nguội nhào cho vừa dẻo, trước khi trẻ ngủ đắp thuốc lên rốn, lấy băng quấn lại, sáng dậy mở băng bỏ thuốc đi, đến tối đi ngủ băng miếng thuốc khác.
Thuốc uống trong:
Bài 1: Lá dâu non 50g
Cách dùng: Lá dâu non rửa sạch, phơi âm can, đổ 300ml nước, sắc lấy 200ml, cho trẻ uống thay nước trong nhiều ngày. Cũng có thể thái lá dâu mỏng, nấu với thức ăn cho trẻ ăn.
Bài 2: Lá dâu non 300g, mẫu lệ 150g.
Cách dùng: Lá dâu phơi âm can cho khô, tán bột mịn. Mẫu lệ nung chín, tán bột. Dùng chuối tây chín, bổ tư, phơi se, giã nhuyễn trộn với bột thuốc, luyện làm viên bằng hột nhãn. Mỗi ngày cho trẻ uống 10-20 viên, chia làm nhiều lần.
Mồ hôi ra nhiều
Mồ hôi ra quá nhiều có thể do bệnh tật hoặc sự thay đổi về hoóc môn. Hiện có khá nhiều biện pháp để khắc phục triệu chứng khó chịu này.
Chứng tăng tiết mồ hôi gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là khi phải bắt tay hoặc cầm bút viết vì tay luôn luôn ướt. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi.
Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều... Nguyên nhân là khí hậu nóng ẩm, lao động hay tập thể thao nặng, bất thường về hoóc môn (như cường giáp, tiểu đường, mãn kinh). Mồ hôi ra quá nhiều, quần áo ướt sũng làm mất điện giải, người bệnh nhanh mệt mỏi, chuột rút, ảnh hưởng rất nhiều tới công việc.
Ngòai ra có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh sau:
- Cường năng tuyến giáp: Tim đập mạnh, ăn nhiều, hưng phấn, dễ cáu giận, mất ngủ, lồi mắt.
- Sốt: Sốt cấp tính, sốt rét, sốt cao hôn mê...
- Hạ đường huyết: Chóng mặt, suy nhược, đói lả.
- Bệnh thương hàn: Sốt lờ đờ, li bì, chán ăn, bụng chướng, lách to, mạch chậm, phát ban.
- Do tác dụng của thuốc: Sau khi uống một số thuốc, bệnh nhân bỗng nhiên ra mồ hôi. Sau khi tiếp xúc hoặc uống một số thuốc độc như lân hữu cơ, chì, thạch tín, cơ thể cũng có thể ra mồ hôi nhiều do trúng độc.
- Công năng thực vật chưa hoàn chỉnh: Thường gặp ở tuổi mới lớn.Nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, nên đi khám để tìm các bệnh nội khoa, nội tiết nhằm điều trị căn nguyên. Cần tắm rửa thường xuyên, ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước oresol hoặc nước muối đường (pha 1 thìa cà phê muối và 8 thìa cà phê đường vào 1 lít nước sôi để nguội).
Không có mồ hôi
Đây là do các tuyến mồ hôi ít hoặc không hoạt động. Chứng vô hãn có thể là hệ quả của bệnh vảy cá, xơ cứng bì, hoặc do dị ứng thuốc (như các thuốc ngăn cản thần kinh giao cảm).
Tự ra mồ hôi
Việc thường xuyên ra mồ hôi (đặc biệt là sau khi vận động) thường là do mỏi mệt, ốm yếu, sợ lạnh, Đông y cho là khí hư gây nên. Người đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau khi bệnh nặng, thể chất suy nhược cực độ cũng thường tự ra mồ hôi trong trạng thái yên tĩnh.
Thoát mồ hôi
Là hiện tượng mồ hôi vã ra như tắm. Đại hãn có thể thấy vào mùa hè, do nội nhiệt quá thịnh hoặc do uống quá liều loại thuốc ra mồ hôi. Những trường hợp này cần được bổ sung nước và muối khoáng ngay để tránh mất nước.
Nếu bị thoát mồ hôi nặng, mồ hôi vã ra không ngừng (tuyệt hãn - mồ hôi chết), bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện.
Mồ hôi lạnh
Có thể thấy ở những bệnh nhân tâm lực suy kiệt cấp tính, nhồi máu cơ tim, ngất xỉu. Khi ra mồ hôi lạnh, người bệnh thường có mạch nhỏ yếu, sắc mặt trắng bệch. Nếu lúc này thần kinh căng thẳng hoặc bị kích thích thì chân tay sẽ lạnh toát.
Mồ hôi trán
- Nếu không kèm theo triệu chứng gì thì đây là hiện tượng bình thường.
- Mồ hôi trán vã ra không ngừng ở người bệnh nặng: Bệnh đang tiến triển xấu đi, phải cảnh giác.
- Một bên trán đột nhiên ra ra mồ hôi: Thường do xơ vữa động mạch, hoặc khoang lồng ngực bị phù (do u), kích thích thần kinh giao cảm.
Mồ hôi ngực
Là mồ hôi ra ở hai bên vú, còn ở các bộ phận khác thì ít hoặc không có. Đó là do bệnh nhân lo nghĩ, kinh hãi, khiến tim, lá lách bị ảnh hưởng quá mức, tim không làm chủ được huyết, tỳ. Mồ hôi ngực cũng có thể thấy ở những người chức năng tim, phổi khác thường.
Mồ hôi ra lệch
Là hiện tượng mồ hôi ra nửa thân bên trái hoặc phải, trên hoặc dưới, do rối lọan điều hòa hệ thần kinh thực vật.Mồ hôi vàng
Là mồ hôi ra có màu vàng do hàm lượng chất urca tăng, thường gặp khi mồ hôi tiết ra nhiều. Cơ thể bệnh nhân lạnh ướt như tắm.Mồ hôi vàng kèm theo mùi tanh thường thấy ở bệnh nhân xơ gan,tắc mật.
Mồ hôi hôi
Là mồ hôi có mùi giống như của động vật, màu trắng như sữa, hơi dính, thường ra ở đùi, nách, dưới bầu vú. Mồ hôi có mùi khai, trên da có chất kết dính là triệu chứng của nhiễm độc urca. Trường hợp mùi khó chịu xuất hiện khi mồ hôi ra quá nhiều và khó bay hơi không phải là bệnh lý.
Mồ hôi thơm
Mồ hôi có mùi thơm thường thấy ở người bị tiểu đường khi có nhiễm độc aceton.
Tăng tiết mồ hôi vị giác: Bệnh xảy ra ngay sau khi ăn phải thức ăn cay nóng như tương ớt, nước sốt cà chua, cà phê, chè hoặc canh nóng. Lúc này, hệ thần kinh cảm giác bị tăng nhạy cảm; thường gặp trong một số bệnh như tiểu đường, zona, viêm hoặc chấn thương tuyến mang tai.
Triệu chứng: Mồ hôi ra nhiều tại các vùng trán, môi trên, quanh miệng, mũi và vùng giữa ngực.