Sinh lý móng

 

  

SINH LÝ MÓNG

 

cấu tạo móng Móng là biến dạng của da, ở các đầu ngón tay, ngón chân.

Cấu trúc hóa học: Cystein với cầu disulphide. Móng là một tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng của đầu ngón, có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau và hai bờ bên. Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ móng. Phần còn lại dầy đều, hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở dưới móng tiếp với thượng bì da ở nếp gấp sau và các nếp gấp bên. Thượng bì ở dưới rễ móng gọi là mầm móng gồm lớp sinh sản và lớp gai. Các tế bào gai tiến dần lên và dẹt dần lại thành những lá sừng mà không có lớp hạt. Chân bì của rễ móng có nhiều mao mạch. Chân bì của thân móng là một mô xơ, ít mao mạch, nhiều sợi collagen, sợi chun song song với mặt móng, một số sợi có hướng vuông góc dính chặt vào màng xương nên chân bì vùng thân móng rất chắc chắn và cố định.

 

Các móng ta y chân của chúng ta khu trú ở vị trí 40% tận cùng đốt xa mặt lưng ngón. Chúng có một cấu tạo phức tạp gồm 3 lớp:

 Đĩa móng (nail plate): cấu tạo bởi lớp sừng, phát triển liên tục suốt đời, có màu hồng vì nằm trên giường móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng;

 Giường móng (nail bed) - Mầm móng (ventral matrix, sterile matrix): tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng, nằm giữa liềm móng (lunula) -trăng lưỡi liềm- và phần dưới móng là phần sau của lớp thượng bì giường móng.

 Lớp biểu bì eponychium (cuticle) là lớp thượng bì nằm giữa nếp gấp gần của móng và mặt lưng của đĩa móng.

 

Móng tay,chân cùng với răng và xương, là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể con người. Móng tay và móng chân có chức năng bảo vệ, giúp cho mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị thương tổn, đồng thời chúng còn có tác dụng làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân. Ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho những ngón tay ngón chân, móng còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tấn công cào cấu, để gãi cho đã những cơn ngứa trên da, để bảo vệ đầu ngón tay ngón chân khỏi thương tích, đồng thời cũng có thể là chỉ dấu báo hiệu một vài khó khăn bệnh tật của cơ thể, khi cấu trúc của móng thay đổi.

Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng (lunular). Quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng.  Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng trên đầu ngón chân ngón tay. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người chứ không giống như tóc, mọc ít năm, tạm ngưng một thời gian rồi mọc tiếp.   

Sinh lý bình thường móng

Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da.

Xuất hiện tuần thứ 9 thai kỳ (Zaias,1980). Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng trên đầu ngón chân ngón tay. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người chứ không giống như tóc, mọc ít năm, tạm ngưng một thời gian rồi mọc tiếp.

Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng (lunular). Quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được.
Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng.
Sau đây là các đặc tính của sự mọc móng:
- Móng mọc hướng ra đầu ngón tay, ngón chân, chứ không mọc thẳng đứng như tóc. Nguyên do là có một lớp da bao quanh chân móng, khiến cho sự tăng trưởng giới hạn hướng về phía trước.Trong điều kiện bình thường móng tay, móng chân có màu đỏ hồng, do được mạng lưới mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Trong móng tay, móng chân có 10% nước.

-Mỗi ngày móng tay dài ra khoảng 0,1mm tức là từ 3 đến 5 mm mỗi tháng. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân tới 2 hoặc 3 lần.
- Móng mọc chậm ở cao tuổi, mọc nhanh hơn ở phụ nữ có thai, nam giới và người tuổi trẻ.
-Móng ở ngón tay dài mọc nhanh hơn hơn là ngón ngắn, có thể vì dễ bị chấn thương. Do đó móng ngón tay giữa mọc nhanh, trong khi đó móng ngón tay cái mọc chậm.
- Móng mọc nhanh ở bàn tay thuận, hay dùng, vì máu huyết dồn tới nhiều.
- Vào mùa hạ, móng mọc nhanh hơn so với mùa đông, vì mùa hạ tay chân cử động nhiều, máu tới nhiều
- Các chấn thương nhỏ vào móng, như cắn móng, kích thích móng mau lành, nên móng mọc dài ra nhanh hơn, tương tự như khi liên tục bị cọ xát, da sẽ tạo ra lớp tế bào chai rắn.
- Suy dinh dưỡng, nóng sốt, bệnh trầm trọng trì hoãn sự tăng trưởng của móng.
- Móng mọc nhanh ở người bị bệnh cường tuyến giáp.
- Ban ngày, móng mọc mau hơn ban đêm vì tay chân luôn cử động, máu tới nhiều
- Ngón tay gõ trên bàn phím máy vi tính, máy chữ, phím đàn dương cầm đều kích thích móng mọc nhanh.
-Trong một tuần lễ, móng tay dài thêm ra khoảng 0,5-1,2mm; móng tay mọc nhanh hơn móng chân khoảng 4 lần. Ngón tay càng dài thì móng mọc càng nhanh. Thời tiết càng ấm móng tay mọc càng nhanh, vì vậy mùa hè móng tay mọc nhanh hơn mùa đông, ban ngày mọc nhanh hơn ban đêm. Móng tay, móng chân của những người sống ở phương Nam mọc nhanh hơn những người ở phương Bắc. Tốc độ phát triển của móng tay còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng tay phải hay tay trái, người thuận tay phải thì móng tay bên phải mọc nhanh hơn móng tay bên trái, người thuận tay trái thì tình hình hoàn toàn ngược lại.

- Tình trạng của một móng tay bình thường: mềm, dẻo; màu hồng, vẻ trơn láng. Thời gian tăng trưởng trung bình của một móng từ lớp cuticle đến bờ tự do (free edge) của móng là 6 tháng.

- Vai trò đầu tiên của móng là bảo vệ. Những biểu hiện bất thường của móng có thể cho thấy các tình trạng bệnh lý tại chỗ hay một số bệnh lý nội khoa tổng quát. Để cho móng phát triển bình thường, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ở những người bị mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc mắc chứng chán ăn, móng tay, móng chân sẽ phát triển chậm, đồng thời trên móng còn có thể hình thành những rãnh ngang. Móng tay, móng chân ở những người bị suy dinh dưỡng thường dễ gãy hoặc bị nứt, vỡ thành nhiều mảnh... 

KỸ THUẬT RÚT MÓNG TRONG ĐIỀU TRỊ MÓNG CHỌC THỊT

Móng chọc thịt  (ingrrown toenail)(MCT) thường gặp, gây đau, dễ nhiễm trùng. Hay gặp ở ngĩn chn ci. Thường gặp ở thanh niên và người lớn trẻ, cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi và người già.

Căn nguyên do nhiều yếu tố. Cắt móng không đúng cách, giày chật, sai tư thế... có thể làm cho góc móng cong xuống dưới vào da.

(MTC) được hình thành khi góc trên c       ạnh bên của móng đâm sâu vào thịt. Mép của móng cong lại và mọc lẹm vào phần mềm quanh móng. gây viêm đau nhiễm trùng

Giải phẫu móng bình thường



Phiến móng (A)
nhận chất dinh dưỡng từ sàn móng (B) ở bên dưới. Mầm móng (C) tạo nên phiến móng. Phiến móng có thể thấy từ nếp móng gần (D) đến bờ xa hay bờ tự do (E). Nếp móng bên nằm ngoài rãnh móng bên (F), móng chọc thịt phát triển ở vùng này. Mầm móng nối với sàn móng gọi là liềm móng (G). Mầm móng trải dài đến sừng bên (H). Sàn móng trải dài đến hyponychium (I).

 

Mục đích:- Lấy đi phần móng đâm sâu vào thịt.

                 -Cạo bỏ mô hạt tăng sinh do viêm

                 - Lấy bỏ  một phần mầm móng nơi phát sinh ra MCT

Chỉ định: Tất cả bệnh nhân MCT điều tri nôi khoa không khỏi

Chống chỉ định: Khơng cĩ

Các bước tiến hành
Thủ thuậtcắt một phần móng kết hợp với lấy một phần mầm móng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.Chuẩn bị: Dụng cụ: Bộ tiểu phẩu, my laser CO2

 Bệnh nhân nằm ngữa, gối gấp hoặc duỗi.

Thầy thuốc mang khẩu trang, gant vô khuẩn.

2. Sát trùng: Các ngón chân và một phần bàn chân được rửa bằng dung dịch Povidin đỏ. Sát trùng lại bằng dung dịch Povidine vàng.

3. Trải champ giấy lên vùng bàn chân, cẳng chân. Dùng kéo cắt 1 lỗ nhỏ vừa bằng ngón chân cái, kéo ngón chân cái qua lỗ champ vừa cắt.

4. Gây tê hai bên ngón với Lidocaine 1% (không có adrenaline), dùng syringer 10ml, kim số 30. Dùng 2-3 ml ở mỗi bên ngón. Đợi vài phút cho thuốc tê có tác dụng.

5. Xát định 1/5 - 1/4 phiến móng ở vị trí MCT cần cắt. Dùng một kéo nhỏ đầu nhọn cắt từ bờ tự do của móng đến hết đầu gần của móng ở dưới nếp gấp móng gần, lúc này tay sẽ có cảm giác "nhẹ".

6. Dùng Kelly thẳng không mấu hoặc kìm cặp kim kẹp vào phần móng vừa cắt càng nhiều càng tốt. Xoay nhẹ ra ngoài về phía nếp móng bên, đồng thời kéo thẳng về phía bờ tự do của móng .

7. Nếu phiến móng bị gãy thì kẹp phần phiến móng còn lại và kéo ra. Không nên để lại phần móng bị gãy nằm dưới nếp gần móng.

8. Phá hủy phần mầm móng nằm dưới phần phiến móng vừa lấy đi bằng một trong các phương tiện sau:• Thìa nạo, Dao điện (siệu cao tần) hoặc Laser CO2 (bốc bay tổ chức). Cầm máu sàn móng bằng một trong các phương tiện:dao điện (siệu cao tần ), laser CO2 hoặc dung dịch sắc chloride.

9. Nếu mô hạt nhiều thì lấy mô hạt bằng một trong các phương tiện : dao điện, laser CO2.

10. Tra mỡ kháng sinh và  băng gạc. Sau đó hang ngày tra mỡ kháng sinh thay bạng gạc cho đến khi lành. Vệ sinh hàng ngày bằng ngâm thuốc tím ấm 1/10 000. Giảm đau bằng acetamoniphen. Không nên đi lại nhiều ít nhất là trong tuần đầu.

Theo dõi:• Nhiễm trùng sau mổ: rỉ dịch, sưng, đỏ, đau gia tăng. Điều trị bằng kháng sinh đường uống với loại kháng sinh khác trước mổ.

Biến chứng của thủ thuật

1. Đốt điện hoặc laser quá mức cường độ cao và kéo dài gây tổn thương cân và màng xương nằm dưới mầm móng.  Nếu vết thương ngón liền kém vài tuần sau thủ thuật, cần cắt lọc, dùng kháng sinh và chụp X quang để đánh giá.

2. Sau hai tuần bệnh nhân tái khám với ngón chân viêm, đo, sưng. Cần điều trị kháng sinh thích hợp tránh biến chứng viêm xương tủy xương.

3. Sàn móng bị rách khi dùng kéo cắt móng . Đốt điện(Laser) để khống chế chỗ chảy máu. Dùng kéo nhỏ đầu nhọn, mũi kéo đưa nhẹ lên phía trên để tránh rách sàn móng. Nếu rách sâu cần cắt thêm móng và khâu lại.

4. Lấy mầm móng không hoàn toàn: mọc lại đoạn móng bên mới, tạo nên rãnh móng bên. Cần làm lại thủ thuật để lấy đoạn móng bên này.

TÓM LẠI

Một kỹ thuật điều trị lý tưởng bao gồm: gây tê tại chỗ, không biến chứng, lành nhanh, tỷ lệ tái phát thấp nhất, chấp nhận được về mặt thẩm mỹ, không đắt tiền, không xâm lấn khi có thể. Kỹ thuật  hiệu quả, không xâm lấn, dễ thực hiện, thỏa đáng về mặt thẩm mỹ, không gây sẹo. Kỹ thuật này nên chọn đầu tiên trong MCT không biến chứng. Tuy nhiên, khó thực hiện đối với bệnh nhân ở xa do phải tái khám hàng ngày trong 3 ngày đầu. Đối với móng chọc thịt tái phát, cùng với việc lấy phần móng chọc cần phải phá hủy mầm móng bên tương ứng, kỹ thuật này có tỷ lệ tái phát thấp, thuận lợi đối với những bệnh nhân ở xa.