Bệnh chai chân

 

                                    chai chân

calosities


 

 

 

chai chân chính là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng. Triệu chứng: da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân.

Nguyên nhân Do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại.

Chai chân thường là do đi giày hay dép quá chật so với kích cỡ của chân.

 

Nguyên nhân do bàn chân có chỗ gồ ghề, khi ta đi giày dép chật, da chổ chân cọ xát hàng ngày bị cứng lại và dày lên.
  Chai chân rất dễ nhận biết, nếu bạn thấy xuất hiện một vùng da ở chân dày cứng khác thường (có thể kèm theo lớp biểu bì sưng tấy), thì chứng tỏ bạn đã bị chai chân.

Chai chân thường hình thành nên các vết nhỏ và đóng ở các ngón chân, gan bàn chân và đôi khi là ở cả lòng bàn tay.

Ban đầu nó có thể không gây đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn trên phạm vi rộng.

Sừng và chai chân cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí. Sừng là lớp da cứng thường có ở những đầu xương, trên ngón chân, ở mắt cá chân; còn chai ở dưới bàn chân, thường ở dưới ngón chân cái, phần thịt tiếp giáp với cổ ngón cái, gót chân.

Những khu vực thường bị chai chân

Số 1: Nếu xuất hiện các vết chai ở đây, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về xương. 

Số 2: Các vết chai xung quanh gót là dấu hiệu cho thấy có những nguy cơ đối với khớp xương. 

Số 3: nếu các vết chai xuất hiện ở khu vực này, rất có thể bạn đang gặp chút rắc rối ở ruột và đại tràng. 

Số 4: Với một lớp da sần sùi ở vùng ngón út của chân phải - thật đáng lo ngại vì bạn sẽ gặp một mối nguy hiểm đang rình rập đó là rối loạn chức năng gan. 

Số 5: Xuất hiện vết chai sần ở ngón út chân trái - rất có khả năng tim bạn sắp có vấn đề.

Số 6: lớp da bàn chân ở dưới các ngón chân này trở nên khô và kích ứng là tín hiệu dự báo bạn bị thiếu vitamin A, B, thần kinh bị căng thẳng,và cơ thể đã bị hao tổn quá nhiều năng lượng.

Số 7: Các vết chai sần xuất hiện trên bề mặt da của ngón cái chỉ cho chúng ta thấy chức năng làm việc của tuyến giáp.

Số 8: Vết chai trải đều trên bề mặt bàn chân dưới là tín hiệu báo bạn đang bị rối loạn trao đổi chất, có khả năng dẫn đến các bệnh nội tiết.

Điều trị:

Tránh cọ sát đè ép trên vùng da dày, ngâm nước ấm 15 phút cho da mềm rồi dùng dao gọt cho da chỗ dày mỏng bớt, không để chảy máu. Hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
Nên:
  -Đi giày, dép vừa khớp với chân, không làm các ngón chân bị bó.
  -Ngâm chân bằng nước nóng để các chổ sừng và chai mềm đi.
  -Dùng vật đệm để đệm vào chổ sừng và chai.
  -Nếu những chổ sừng và chai bị bong, đắp khăn hay gạc tẩm dung dịch 5-10% axit salicylic và băng lại.
   Nếu chổ bong tiếp tục gây đau, nên đi khám bác sỹ. Nhiều khi phần sừng và chai ăn sâu xuống các mô thịt như có rể, phải dùng đến thuốc đặc trị để lấy lớp rể lên.
  -Nếu lớp chai dày quá, có thể ngâm nước nóng rồi lấy đá nhám khẽ mài cho bớt dày. Không được cắt hat cạy lên.
  Những người có bệnh tiểu đường và bệnh tim cần chú ý giữ gìn chân và móng chân. Hết sức đề phòng để chân không bị viêm nhiễm. Nếu có vấn đề gì phải đến bác sỹ chữa trị ngay vì sự viêm nhiễm tay chân của những người này có ảnh hưởng nhiều tới bệnh.

Để cho da chân luôn mềm mại

Để có được lớp da chân mềm mại, thoải mái, dễ chịu, hãy mua những loại kem bôi dạng gel có chứa vitamin A, giúp tăng độ đàn hồi cho da. Thời điểm tốt nhất để bôi kem là sau khi tắm.

Nếu có điều kiện, nên chọn các loại kem dưỡng có thành phần chiết xuất từ thực vật. Ngoài ra cần chú ý chế độ ăn uống, trút bỏ mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.

Ăn các loại đậu Hà Lan, đậu đỏ, hành, gan bò, và lòng đỏ trứng gà cũng làm tăng tính đàn hồi cho da.

- Nếu  có vết chai hay phồng giộp ở quanh gót chân, có thể làm mềm vùng da đó bằng cách ngâm chân vào chậu nước nóng sau khi tắm hoặc sử dụng đá để chườm lên vết chai sau đó  bôi thêm kem dưỡng da,  lựa chọn loại kem dưỡng da có chứa thành phần dầu Vazolim hay lanolin để nuôi dưỡng vùng da đó.

- Ngoài ra bạn cũng có thể thoa dầu của cây thầu dầu, dầu dừa hay dầu oliu lên vết sần mỗi ngày từ 3 đến 4 lần để làm mềm lớp da đó.

- Lấy cùi hay nước ép của trái đu đủ bôi lên vùng da sần.

- Dùng một chiếc khăn mềm hay bông gòn thấm nước cốt chanh rồi sau đó thấm lên chỗ sần.

- Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật ong đắp lên chỗ chai.

- Dẫm chân lên cát để làm bong ra lớp tế bào chết. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên đi bộ trên cát biển để có thể ngăn ngừa chai chân

nếu muốn diệt trừ tận gốc, chúng ta chỉ có thể sử dụng liệu pháp lazer hoặc muối băng (đốt cháy bằng khí nitơ lỏng).

- cu hanh + muoi