Bệnh Herpes sinh duc

BỆNH HERPES SINH DỤC

                           Herpes progenitalis, Herpes genitalis, genital herpes simplex

1. Đại cương:

Các siêu vi herpes

         Các siêu vi Alpha-herpes:

          Siêu vi Herpes simplex týp 1 (HSV-1) Siêu vi Herpes simplex týp 1 gây tổn thương ở da mặt (nổi mụn nước ở quanh môi, quanh mắt), loét niêm mạc miệng, tổn thương mắt: viêm loét giác mạc, viêm kết mạc (mắt đỏ).

 

Siêu vi Herpes simplex týp 2 (HSV-2) Siêu vi Herpes simplex týp 2 làm nổi mụn nước ở da vùng bộ phận sinh dục, mông và cũng có thể gây tổn thương mắt

Siêu vi Varicella-zoster (VZV) Siêu vi Herpes Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu: nổi mụn nước toàn thân. Sau khi khỏi bệnh, siêu vi vẫn còn ẩn trong các hạch thần kinh. Khi con người bị giảm sức đề kháng (nhiễm HIV, cảm cúm, người già…) siêu vi sẽ theo các dây thần kinh tạo thành một chuỗi mụn nước dọc theo đường đi của dây thần kinh. Trước khi nổi mụn nước, người bệnh sẽ có cảm giác đau, ngứa, rát dọc theo đường đi của dây thần kinh. Cảm giac đau nhức đôi khi kéo dài nhiều tháng sau khi đã xẹp những mụn nước (nhất là ở người già, người nhiễm HIV…). 

          Các siêu vi Beta herpes:

Cytomegalovirus (CMV) Cytomegalovirus gây bệnh nhiễm siêu vi toàn thân: bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, chán ăn, gan lách to.

Siêu vi Human herpes týp 6 (HHV-6)

Siêu vi Human herpes týp 7 (HHV-7)

 Các siêu vi Gamma-herpes:

Siêu vi Epstein-Barr (EBV) Siêu vi Epstein-Barr (EBV) gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh niên. Người bệnh bị sốt cao, đau nhức cơ toàn thân, nhức đầu, nôn ói, đau vùng hạ sườn phải (vùng gan), có thể bị vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy có gia tăng số lượng bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra, EBV cũng có thể gây viêm họng và có giả mạc gần giống như giả mạc của bạch hầu.

 Siêu vi Human herpes týp 6 (HHV-6); týp 7 : gây sốt phát ban.

         Siêu vi Human herpes týp 8 (HHV-8), còn được gọi là siêu vi herpes phối hợp với ung thư Kaposi’s sarcoma 

         Bệnh herpes sinh dục

Bệnh herpes sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng là do bệnh có tỉ lệ lưu hành tăng trên toàn thế giới, mức độ tái phát cao, biến chứng có thể gây viêm màng não vô khuẩn, lây truyền cho trẻ sơ sinh

       Virus gây bệnh là herpes simplex virus (HSV), có 2 loại HSV1 và HSV2. HSV1 lây truyền qua đường miệng, qua nước bọt hay gặp ở trẻ con. HSV2 lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và ngày nay chúng được xem là tác nhân gây ra các loét sinh dục tái phát. Nhiễm Herpes sinh dục không triệu chứng chiếm 80% số bệnh nhân nhưng nhiễm trùng có triệu chứng thường đặc trưng bởi loét sinh dục tái phát. Điều trị nhanh chóng và điều trị sớm có tầm quan trọng trong quản lý sự lây lan bệnh trong cộng đồng.

2. Lịch sử bệnh:

Thuật từ herpes được sử dụng từ thời Ai cập là "to creep" và được sử dụng trong y họcít nhất 2500 năm. Sốt lạnh do herpes được mô tả bởi Roman 100 năm sau công nguyên.

Lần đầu tiên năm 1736 bệnh được chính thức mô tả bởi Bác sỹ người Pháp tên là John Astruc và chuyên luận của ông về bệnh lây truyền qua đường tình dục được dịch ra tiếng Anh năm 1754.

Bệnh cũng được ghi nhận bởi các nhà hoa liễu học vào thế kỷ 19. Năm 1893 Unna chẩn đoán herpes sinh dục chiếm9,1% trong 846 gái mại dâm đến khám tại phòng khám của ông. Năm 1886 Diday và Doyonxuất bản chuyên khảo Les Herpes genitaux,Chuyên khảo này mô tả herpes sinh dục thường xuất hiện sau nhiễm trùng sinh dục như giang mai, hạ cam, lậu …, chuyên khảo cũng mô tả trường hợp tái phát.

Cuối thế kỷ 19 người ta đã tiêm truyền thành công bệnh ở thỏ và nuôi cấy trong ống nghiệm năm 1925.

Năm 1921, Lipshultz tiêm chất lấy từ thương tổn herpes sinh dục vào trong da của 7 trường hợp thì thấy có 6 trường hợp xuất hiện triệu chứng lâm sàng từ 48-72 giờ và 24 giờ có 1 trường hợp.

Đầu năm 1960, Schneeweiss ởĐức , Dowdle và Nahmias ởMỹđã báo cáo HSV có thể tách ra thành 2 loại kháng nguyên nhờ xét nghiệm phản ứng trung hòa kháng nguyên và thấy có mối liên quan giữa loại kháng nguyên với vị trí lấy virus. Quan sát này đã mở ra nghiên cứu chuẩn xác về herpes sinh dục vào cuối thập niên 1960.

3. Dịch tễ học:

Tỉ lệ lưu hành HSV phụ thuộc vào từng địa phương và biểu hiện lâm sàng của quần thể nghiên cứu cũng như các kỹ thuật xét nghiệm sử dụng để chẩn đoán bệnh. Nghiên cứu dịch tễ học huyết thanh chỉ ra nhiều người có huyết thanh dương tính nhưng không có biểu hiện lâm sàng. HSV được phân lập chiếm 0,3 - 5,4% nam và 1,6 - 10% nữ đến khám tại các phòng khám STDs. Tại những phòng khám đa khoa thì HSV được phân lập chiếm 0,25 - 5% số bệnh nhân.

Ở Anh, HSV tăng gấp 6 lần vào năm 1994 so với năm 1972. Ở Mỹ, từ 16.986 vào năm 1970 tăng lên 160.000/100.000 người khám bệnhnăm 1995. Tỉ lệ bệnh tăng cao trong những năm gần đây, có khoảng 500.000 trường hợp mỗi năm. Trong đóHSV2 chiếm 20-30% những bệnh nhân tuổi 15-29 tuổi và 35-60% những bệnh nhân tuổi 60 bằng phương pháp chẩn đoán huyết thanh học. Tại Washington, HSV tăng ở trẻ sơ sinh từ 2,6/100.000 trẻ sinh năm 1966 đến 11,4 /100.000 vào năm 1995. ỞMỹ, ước tính có khoảng 1/2000 -5000 trẻ sinh nhiễm HSV trong những năm gần đây.

Nguy cơ nhiễm HSV không có liên quan với sự khác nhau về chủng tộc, nhưng phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, văn hoá, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, hành vi tình dục và thực trạng nghiện ma tuý của từng địa phương.

Dịch tễ học cho thấy HSV tăng phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới, là nguyên nhân gây ra các loét sinh dục tái phát cao trong những năm gần đây.

Căn nguyên: Bệnh do HSV1 hoặc HSV2 gây ra, bệnh mãn tính, tái phát. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp qua quan hệ tình dục với người nhiễm virus có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, thường do tiếp xúc da- da hoặc niêm mạc- niêm mạc. Phần lớn bệnh nhân bị loét sinh dục là Herpes sinh dục, giang mai hoặc hạ cam. Bệnh cũng có nguy cơ tăng cùng với nhiễm HIV.

 Herpes simplex virus (HSV) type 2 > type 1. Hiện nay ở Hoa Kỳ 30% các ca Herpes sinh dục mới là do HSV- 1. HSV1 thường mắc phải do quan hệ miệng - sinh dục. HSV2 chủ yếu gây loét sinh dục chỉ một số ít không có triệu chứng.

Sự lây truyền và nhiễm HSV xảy ra qua tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Người bệnh reo rắc virus qua niêm mạc, hoặc chất tiết, HSV xâm nhập qua da và niêm mạc gây nhiễm trùng tiên phát tại chỗ lây nhiễm, sau đó đi ngược lên thần kinh cảm giác ngoại biên (thần kinh cảm giác hoặc thần kinh tự động), vào hạch thành dạng ẩn (vùi). Dạng ẩn có thể xuất hiện sau cả hai dạng nhiễm virus có triệu chứng và nhiễm virus không triệu chứng

4. Lâm sàng: 50-70% bệnh nhân bị nhiễm HSV-2 thì không có triệu chứng lâm sàng hay chỉ có triệu chứng tối thiểu và không biết là bị nhiễm trùng. 

Triệu chứng: Herpes tiên phát: thường kèm sốt, nhức đầu, khó chịu, đau cơ, rộ lên trong vòng 3-4 ngày tiếp theo. Tuỳ thuộc vào vị trí: đau, ngứa, đi tiểu khó, tiết dịch niệu đạo và âm đạo là triệu chứng thường gặp. 

Hạch bẹn sưng đau xuất hiện vào tuần lễ thứ 2, thứ 3. Đau sâu ở tiểu khung (hố chậu) kết hợp với hạch hố chậu. Một số ca herpes sinh dục thời kỳ đầu biểu hiện lâm sàng rầm rộ phải vào nhập viện.

4.1. Herpes tiên phát: 

        Thời gian ủ bệnh: từ 2 đến 20 ngày, trung bình 6 ngày. Khoảng 50-70% trường hợp có hoặc không có triêu chứng toàn thân.

Triêu chứng toàn thân: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, khó chịu, đau cơ, rộ lên trong vòng 3-4 ngày tiếp theo.. Có thể có rối loạn tiểu tiện hay viêm màng não thoáng qua. Tuỳ thuộc vào vị trí: đau, ngứa, đi tiểu khó, tiết dịch niệu đạo và âm đạo là triệu chứng thường gặp. 

         Hạch bẹn sưng đau xuất hiện vào tuần lễ thứ 2, thứ 3. Đau sâu ở tiểu khung (hố chậu) kết hợp với hạch hố chậu. Một số ca herpes sinh dục thời kỳ đầu biểu hiện lâm sàng rầm rộ phải vào nhập viện.

Thương tổn da:

Khởi phát có cảm giác khó chịu , ngứa rấm rứt ở vùng sắp mọc thương tổn, sau 4-8 giờxuất hiệnmụn nước thành chùm trên nền ban đỏ ,tiếp ngay sau đó nổi cụm mụn nước, mụn nước có thể thành mụn mủ, rồi thành trợt hình đa cung, đóng vảy tiết..

Chùm mụn nước vỡ nhanh sau 24 giờ để lại vết chợt tròn, đau rát. Trợt có thể có thể tạo thành loét, phủ vảy tiết, ẩm ướt và sau đó sẽ lành trong vòng 2-4 tuần. Sau khi khỏi thường không gây giảm sắc tố và không có sẹo.

Vị trí thương tổn:

Ở nữ: thường gặp niêm mạc âm hộ, âm đạo. Cổ tử cung sưng đỏ, tiết dịch trong, có khi có mủ hoặc máu.

Ở nam giới thường gặp bao dương vật, rãnh quy đầu.

Bệnh kéo dài 2-3 tuần và tự ổn định sau 2 tuần.

đầu tiên thấy một mảng đỏ, 

           4.2. Herpes tái phát: Herpes sinh dục tái phát: tổn thương tương tự như là herpes sinh dục tiên phát, nhưng thường giảm vẩy tiết. Thông thường là một mảng đỏ 1-2cm, xung quanh có mụn nước, mụn nước vỡ thành vết trợt, khỏi sau 1-2tuần. 

          Triệu chứng toàn thân có thể bị viêm màng não do HSV-2, có thể xuất hiện ở herpes sinh dục tiên phát hoặc tái phát.

Sau giai đoạn sơ nhiễm, HSV nằm tiềm tàng trong tế bào thần kinh của hạch cảm giác.

Sự tái hoạt virus gây thương tổn xuất hiện trở lại, thường ít thấy mụn nước, chủ yếu các vết chợt đa cung và ít đau rát hơn giai đoạn tiên phát.

+ Ở nam giới herpes tiên phát thường ở quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật, rãnh quy đầu, hạ nang, đùi và hông. Herpes tái phát hay gặp ở thân dương vật, quy đầu và hông. 

+  Ở nữ giới: herpes tiên phát hay gặp ở môi lớn, môi bé, đáy chậu, mặt trong đùi. Herpes tái phát găp ở môi lớn, môi bé và hông. 

+ Herpes hậu môn và trực tràng: xảy ra ở nam giới do giao hợp đồng giới (thường do HSV-1) có đặc điểm là mót rặn, đau hậu môn, viêm trực tràng, tiết dịch và loét trong vòng 10 cm trong ống hậu môn

Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : loại virus, khả năng cảm nhiễm trước đó, giới tính, tình trạng miễn dịch cơ thể hiện tại, tuổi, chủng tộc, vị trí phơi nhiễm…

5. Cận lâm sàng:

5.1. Xét nghiệm tế bào Tzanck: là tế bào biểu mô phồng to có một nhân khổng lồ: Lấy dịch trong mụn nước, hoặc cạo nền mụn nước làm phiến đồ mỏng trên lam kính, để khô, nhuộm giêm sa hoặc Whight. Kết quả dương tính là: thấy tế bào keratinocytes khổng lồ và nhân khổng lồ. Dương tính gặp ở 75% các bệnh nhân sớm hoặc tiên phát, tái phát..

5.2. Xét nghiệm virus học:

Phân lập HSV bằng nuôi cấy tế bào các loét sinh dục hoặc các loét niêm mạc khác. Tuy nhiên độ nhạy của nuôi cấy thấp, đặc biệt ở tổn thương tái phát hoặc tổn thương bắt đầu lành.

PCR về DNA- HSV có độ nhạy hơn và thay thế cho nuôi cấy. PCR là test chọn lựa nhận biết HSV trong dịch não tuỷ đểchẩn đoán nhiễm HSV ở thần kinh trung ương.

Quan sát virus trên kính hiển vi điện tử và miễn dịch huỳnh quang.

5.3. Xét nghiệm huyết thanh chuyên biệt:

Kháng thể HSV xuất hiện nhiều tuần đầu khi nhiễm và tồn tại không xác định. Chẩn đoán chính xác HSV riêng biệt dựa vào: Glycoprotein1là HSV1, Glycoprotein2là HSV2

Gần đây nhiễm HSV2 mắc phải qua sinh dục đã được xác định; HSV1 thường nhiễm mắc phải qua đường miệng ở trẻ con và có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên mắc HSV1 sinh dục tăng lên và có thể cũng không có biểu hiện lâm sàng.

Những người nhiễm HSV1 bất kỳ vị trí nào cũng có khả năng nhiễm HSV2

Phát hiện kháng nguyên HSV: bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA) (direct fluorescent antibody) là một phương pháp nhạy cảm và đặc hiệu nhận dạng HSV-1 và HSV-2 ở trên phiến đồ dịch mụn nước hay nền vết loét.

5.4. Điều kiện chẩn đoán huyết thanh HSV

Triệu chứng loét sinh dục tái phát hay nuôi cấy âm tính

Bạn tình bị herpes sinh dục

5.5. Tìm kháng thể HSV: Các kháng thể này xuất hiện ở thời kỳ cấp tính và thời kỳ hồi phục trên các bệnh nhân éc pét sinh dục tái phát. Có thể loại trừ Herpes sinh dục nếu không có kháng thể HSV. Phát hiện kháng thể bằng kỹ thuật Western blot. 

         5.6. Mô bệnh học: thấy thoái hoá biểu bì hình cầu và hình lưới, tăng gai, tiêu gai và mụn nước trong biểu bì, thể vùi trong nhân, tế bào sừng khổng lồ đa nhân, mụn nước nhiều ngăn. 

6. Chẩn đoán:

Dựa vào lâm sàng (mụn nước thành chùm trên nền da đỏ hay tái phát, hoặc các loét chợt đau)..thì không có độ nhạy và độ đặc hiệu. Hơn 50% các herpes sinh dục khởi đầu do HSV1,nhưng tái phát và lâm sàng thay đổi là do HSV2 gây ra.

Chẩn đoán xác định nhờ xét nghiệm virus học hay huyết thanh chuyên biệt cho HSV.

Chẩn đoán phân biệt: Săng giang mai, ban đỏ nhiễm sắc cố định, hạ cam, trợt do lậu, viêm nang lông, Pemphigus, Pemphigoid.

7. Điều trị: - Toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir; mangoherpin; mediplex; isopresinosine. Mangoherpin là một sản phẩm có nguồn gốc thảo mộc, thuốc có hiệu quả điều trị, ít tai biến, lại rẻ tiền.

            - Tại chỗ: acyclovir; poscarrnet; mangoherpin.

7.1.Nguyên tắc điều trị Herpes sinh dục

Chẩn đoán nhanh, điều trị sớm có hiệu quả

Thuốc kháng virustoàn thân có íchtrong điều trị những trường hợp tiên phát và tái phát, có tác dụng làm giảm sự lây truyền bệnh.

Thuốc kháng virustại chỗ có hiệu quả thấp, không nên điều trị

Tư vấn người có tiền sử bị herpes sinh dục: tránh quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng bao cao su, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian tái phát.

Giáo dục sức khoẻ tình dục

7.2. Điều trị mắc herpes sinh dụctiên phát:

Acyclovir 800mg uống 4 lần mỗi ngày trong 7-10ngày

Hoặc Famciclovir 250mg uống 3 lần mỗi ngày trong 7-10ngày

HoặcValacyclovir 1g uống 2 lần mỗi ngày trong 7-10ngày

Lưu ý: điều trị có thể dài hơn 10ngày nếu lâm sàng chưa khỏi.

7.3. Điều trị herpes sinh dục tái phát:

Khi có triệu chứng tiền triệu của tái phát, có 1 thương tổn xuất hiện thì điều trị ngay như sau:

Phác đồ:

Acyclovir 800mg uống 4 lần mỗi ngày trong 5 ngày

Hoặc Famciclovir 125mg uống 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày

Hoặc Famciclovir 1000mg uống 2 lần mỗi ngày trong 1 ngày

Hoặc Valacyclovir 500mg uống 2 lần mỗi ngày trong 3 ngày

HoặcValacyclovir 1g uống 1 lần mỗi ngày trong 5 ngày

7.4. Trường hợp nặng:

Khi bệnh lan toả: phổi, gan , não, bệnh nhân phải nằm viện điều trị: Acyeloria tiêm tĩnh mạch 5-10mg/kg mỗi 8 giờ cho đến khi triệu chứng lâm sàng cải thiện, thường từ 2 - 7 ngày thì chuyển sang thuốc dạng uống trong 10 ngày.

8. Những trường hợp đặc biệt:

8.1. Nhiễm herpes sinh dục trên bệnh nhân HIV :

Thường triệu chứng bệnh không điển hình, thương tổn đau hơn, lan toả hơn.

Phác đồ điều trị giai đoạn bệnh

Acyclovir 800mg uống 4 lần mỗi ngày trong 5-10ngày

Hoặc Famciclovir 500mg uống 2 lần mỗi ngày trong 5-10ngày

HoặcValacyclovir 1g uống 2 lần mỗi ngày trong 5-10ngày

Phác đồ điều trị phòng tái phát:

Acyclovir 800mg uống 4 lần mỗi ngày

Hoặc Famciclovir 500mg uống 2 lần mỗi ngày

HoặcValacyclovir 500mg uống 2 lần mỗi ngày

Trong trường hợp nặng thì Acyclovir 5-10mg/kg mỗi 8 giờ là cần thiết.

Trong những trường hợp bệnh dai dẳng nghi ngờ virus đề kháng thì phân lập virus, kháng virus đồ. Nếu kháng với các thuốc trên thì Foscarnet 40mg/kg mỗi 8 giờ cho đến khi giải quyết tình trạng lâm sàng. Cidofovir gel 1% bôi thương tổn 1lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp cũng có hiệu quả, thuốc này không có sẳn trên thị trường nên phải đặc hàng với các dược sỹ bào chế.

8.2. Nhiễm herpes sinh dục trên phụ nữ có thai:

Những nét chính ởngười mẹ của những trẻ bị nhiễm herpes thời kỳ sơ sinh là thiếu hụt các bằng chứng về nhiễm herpes sinh dục. Nguy cơ lây truyền cho trẻ cao 30-40% trong số những người mẹ mắc herpes sinh dục trong thời gian gần ngày sinh, tỉ lệ này là 1% đối với những người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Herpes sinh dục tái phát nhiều hơn herpes sinh dục tiên phát trong thời kỳ thai, tỉ lệ nhiễm cho trẻ sơ sinh mắc phải từ người mẹ bị herpes tái phát là đáng kể. Phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa mắc bệnh trong thời kỳ mang thai và tránh phơi nhiễm cho trẻ từ các thương tổn bệnh của người mẹ khi sinh.

Phụ nữ có thai cần được tư vấn nên tránh phơi nhiễm bênh trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tránh các hành vi tình dục không an toàn.

Tất cả phụ nữ có thai nên hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng bệnh, những triêu chứng tiền triệu, kiểm tra cẩn thận những tổn thương herpes, các test huyết thanh đặc hiệu. Những phụ nữ không có các triệu chứng bệnh thì có thể đẻ qua đường dưới. Những phụ nữ có thai bị herpes sinh dục tái phát có huyết thanh dương tính thì nên mổ lấy thai để tránh lây bệnh cho trẻ, trong trường hợp không cẩn thận thì lây nhiễm vẫn có khả năng xảy ra.

Hiệu quả và an toàn của kháng virus trong phòng nhiễm HSV trong thời kỳ có thai chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên trong những trường hợp nặng cần cân nhắc lợi ích giữa mẹ và con,Acyclovir có thể chỉ định bằng đường tĩnh mạch.

Không có chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai huyết thanh dương tính mà không có triệu chứng lâm sàng.

8.3. Nhiễm herpes ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh phơi nhiễm trong khi sinh từ những người mẹ có thương tổn sinh dục cần được xét nghiệm (nuôi cấy virus lấy bệnh phẩm từbề mặt niêm mạc) khi chưa có dấu hiệu lâm sàng.

Cần xem xét thận trọng khi sử dụng acyclovir điều trị cho trẻ từ những người mẹ mắc herpes sinh dục thời kỳ gần sinh vì khả năng mắc bệnh của trẻ là cao.

Tất cả những trẻ sơ sinh mắc bệnh cần được nhanh chóng đánh giá chẩn đoán và điều trị acyclovir toàn thân.

Liều dùng acyclovir là 20mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 21 ngày đối với thể lan toả, trong 14 ngày đối với thương tổn khu trú ở da và niêm mạc.

9. Phòng bệnh: 

+ Phòng lây bệnh qua đường tình dục: dùng condom, phòng bệnh bằng uống Acyclovir kéo dài ngày. 

+ Phòng bệnh qua giai đoạn chu sinh: nhiều chuyên gia khuyên làm test huyết thanh HSV- 1 và HSV- 2 (Western blot). cho lần khám thai trước sinh đầu tiên. Trẻ em sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HSV không triệu chứng sẽ làm giảm cân nặng thai và tăng nguy cơ trẻ đẻ non. 

+ Một số điểm cần chú ý: 

- Bệnh nhân nên tránh giao hợp khi đang còn tổn thương. 

- Cần phân biệt với loét hạ cam và loét giang mai. 

- Cần xét nghiệm nhiễm HIV cho tất cả các trường hợp éc pét sinh dục.